Thông báo về việc tăng cường truyền thông phòng chống bệnh sởi
UBND TỈNH NINH BÌNH
SỞ Y TẾ
Số: 885 /SYT-NVY
V/v tăng cường truyền
thông phòng, chống bệnh sởi
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày27 tháng 3 năm 2025
|
Kính gửi:
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Thực hiện Công văn số 247/UBND-VP6 ngày 20/3/2025 của UBND tỉnh Ninh
Bình về tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi, Sở Y tế đề nghị Sở Giáo dục
và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn
thể tại địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông để người dân nâng cao
nhận thức, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch sởi. Cụ thể như sau:
- Nội dung truyền thông
- Thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến bệnh sởi tại địa phương, kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi đợt 2 năm 2025 của Sở Y tế (Kế hoạch số 35/KH-SYT ngày 21/3/2025) và của địa phương để người dân biết, chủ động tham gia và thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi;
- Thông tin cơ bản về bệnh sởi gồm nguyên nhân, đường lây, dấu hiệu nhận biết khi bị bệnh, đặc biệt về nhóm tuổi dễ bị mắc sởi, mức độ lây lan và biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh;
- Khi nghi ngờ bị bệnh, chủ động hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, thông tin cho cán bộ y tế gần nhất biết, không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, đến cơ sở y tế khám và điều trị theo hướng dẫn;
- Phòng lây truyền bệnh sởi tại cộng đồng bao gồm tuân thủ cách ly khi bị bệnh theo yêu cầu của y tế, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, hạn chế đến khu vực đang có dịch, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị bệnh và ở nơi đông người, đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân sạch sẽ;
- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Giải thích rõ bệnh sởi do vi rút gây nên và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể phòng bệnh bằng tiêm vắc xin phòng sởi.
- Thông tin về địa chỉ nơi tiêm phòng vắc xin sởi tại địa phương để nhân dân tiếp cận dịch vụ.
- Thực hiện tốt khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh sởi.
- Kênh truyền thông
Sử
dụng các tài liệu truyền thông trực quan, sinh động, ngắn gọn, dễ nhớ như: áp
phích điện tử, infographic, video clip, audio... để tuyên truyền qua
các kênh thông tin như:
- Truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng, đặc biệt ưu tiên tăng thời lượng, tần xuất truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh ở xã, phường, thị trấn, truyền thông trên trang tin điện tử của các đơn vị, địa phương và mạng xã hội như zalo, fanpage, youtube, các hội, nhóm… để thông tin đến toàn bộ người dân được nhanh chóng và rộng rãi.
- Đẩy mạnh truyền thông trong trường học: truyền thông cho giáo viên và cha mẹ học sinh về tiêm chủng vắc xin và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch sởi.
- Ưu tiên truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình có trẻ trong độ tuổi tiêm vắc xin phòng sởi tại khu vực có nguy cơ cao, khu vực đang có ca bệnh sởi.
- Truyền thông lồng ghép với hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể địa phương.
- Tài liệu truyền thông
|
|
 |
 Sở Y tế đề nghị Sở Giáo dục và đào tạo, UBND các huyện,
thành phố quan tâm chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Sở Y tế;
- Các phòng chức năng;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Phòng Y tế các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NVY.
|
KT.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị
Hường
|
KHUYẾN CÁO PHÒNG
CHỐNG BỆNH SỞI
Bệnh Sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây
qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự
lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%. Bệnh có thể gây ra nhiều
biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh Sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để
phòng bệnh. Để phòng chống bệnh Sởi, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh Sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6- 9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh Sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh Sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
- Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh Sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
MỘT SỐ THÔNG ĐIỆP VỀ BỆNH SỞI
- Bệnh Sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm và dễ gây thành dịch.
- Khi trẻ mắc bệnh Sởi hoặc nghi ngờ mắc Sởi cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
- Bệnh Sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng.
- Bệnh Sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh Sởi.
- Hãy đưa trẻ em đi tiêm chủng mũi 1 vắc xin sởi ngay khi trẻ được 9 tháng tuổi và tiêm mũi 2 vắc xin sởi lúc trẻ 18 tháng tuổi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
- Chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi cho trẻ từ 6-9 tháng, 1-10 tuổi tuổi nhằm mục đích phòng tránh bệnh Sởi và các biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng của bệnh.
- Trẻ bị chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi trong tiêm chủng thường xuyên, nhất là ở các vùng dân cư tạm trú, di biến động, vùng sâu, vùng xa... cần được tiêm chủng trong chiếm dịch tiêm chủng vắc xin Sởi.
- Các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi trong chiến dịch tại các điểm tiêm chủng của y tế địa phương.
- Vắc xin phòng bệnh Sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả; sau khi tiêm có thể có phản ứng nhẹ như sốt, nổi ban và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
- Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu có biểu hiện khác thường như sốt cao > 39 độ C, quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở hay bú kém, bỏ bú sau khi tiêm chủng.
|